当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Arema FC vs Bali United, 15h30 ngày 3/2: Tiếp tục thắng lợi 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm phòng truyền thống của báo Quân đội nhân dân
Theo Đề án "Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025" của Chính phủ, báo Quân đội nhân dân được xác định là một trong 6 cơ quan báo chí được ưu tiên xây dựng, phát triển theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện.
Năm 2017, báo Quân đội nhân dân tiếp tục thực hiện tốt Đề án "Hiện đại hóa báo Quân đội nhân dân giai đoạn 2014-2018" của Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng; tích cực, chủ động chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để xuất bản báo Quân đội nhân dân điện tử tiếng Lào, tiếng Khmer trong quý 2/2017.
Trò chuyện với các cán bộ, phóng viên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Đất nước không thể không đổi mới mạnh mẽ hơn bởi dù đã phát triển hơn, có nhiều thành tựu nhưng nhìn lại thì vẫn còn rất nhiều thách thức. Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và bước vào quỹ đạo của các nước công nghiệp mới thì 20 năm tới đây chúng ta phải tăng trưởng từ 8-9%/năm, cùng với đó là phải phát triển bền vững, không ảnh hưởng tới tương lai, bảo đảm công bằng xã hội. Chính phủ, Thủ tướng đã có những chỉ đạo, hành động quyết liệt nhưng những điều này phải có sự chuyển động ở tất cả các cấp, phải đổi mới thực sự, phải tháo hết những vướng mắc, tạo sự thông thoáng cho phát triển.
Đối với báo chí, một trong những nhiệm vụ là phải khơi dậy sáng tạo trong toàn xã hội, nhận diện những vướng mắc và đề xuất cách thức tháo gỡ. Có những thứ báo chí phải đấu tranh, có những thứ phải thuyết phục, có những thứ thì gợi mở, phản biện.
Cùng với đó là nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phục vụ công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, chống diễn biến hòa bình, và quan trọng nhất là chống “nội xâm” từ những biểu hiện thoái hóa, biến chất, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng… đang bóp nghẹt sáng tạo.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng một trong những nhiệm vụ của báo chí là phải khơi dậy sáng tạo trong toàn xã hội, nhận diện những vướng mắc và đề xuất cách thức tháo gỡ |
Theo Phó Thủ tướng, khơi dậy sáng tạo từ những tờ báo như báo Quân đội nhân dân luôn có tác dụng không nhỏ, nhất là trong tuyên truyền, thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt cần có những cơ chế trao đổi, chuyên đề cung cấp thông tin giữa các cơ quan nhà nước và các cơ quan báo chí về những chủ trương, chính sách mới hay đang chuẩn bị ban hành.
“Khi làm luật, nghị định… nếu có sự chủ động chuẩn bị, tuyên truyền đồng bộ, với sự vào cuộc từ đầu của các cơ quan truyền thông, nhất là những đơn vị chủ lực, chuẩn mực, tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế, hiến kế tháo gỡ vướng mắc thì khi thực hiện sẽ thuận lợi, thông suốt hơn nhiều”, Phó Thủ tướng nói.
Từ những ý kiến tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng cho rằng thách thức lớn nhất của báo Quân đội nhân dân trong việc trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện có uy tín không chỉ là phương án nguồn lực, con người, mà còn ở quan điểm đổi mới, liên kết đến đâu đối với những chương trình, ấn phẩm mới, nhưng vẫn phải bảo đảm định hướng thông tin, tuyên truyền.
“Trong sự phát triển của các chương trình đa phương tiện các đồng chí cũng cần xác định đâu là loại hình chủ lực. Đây là một câu hỏi rất lớn nếu xét về xu thế báo chí thế giới và thông tin phải theo hướng cá nhân hóa. Bên cạnh nhóm độc giả truyền thống là quân nhân, cựu chiến binh, đảng viên, cán bộ… rất cần mở ra những nhóm đối tượng mới.
Những tờ báo chính trị của chúng ta rất chuẩn mực rồi nhưng làm sao lôi cuốn được độc giả, tăng cường tính tương tác, thông tin nhiều chiều giữa tòa soạn và độc giả, đây là thế mạnh của báo Quân đội nhân dân”, Phó Thủ tướng gợi mở và nhấn mạnh: Báo Quân đội nhân dân có đủ điều kiện trở thành một cơ quan truyền thông đa phương tiện mạnh của Đảng, Nhà nước, Quân đội, là lực lượng đặc biệt tin cậy trong hệ thống thông tin, tuyên truyền.
Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân cho biết để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2017 và những năm tới, báo luôn bám sát nhiệm vụ, hoạt động của lực lượng vũ trang, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình trong nước và thế giới để tuyên truyền kịp thời, đúng định hướng; tiếp tục đột phá vào đổi mới, cải tiến các ấn phẩm cả về nội dung và hình thức; tập trung thông tin tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, đặc biệt tăng cường đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, phòng chống chiến lược ''diễn biến hòa bình'' của các thế lực thù địch.
Bên cạnh đó, báo chú trọng bồi dưỡng, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiệp vụ giỏi, luôn đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu thông tin tuyên truyền, nhất là trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hóa và trước những vấn đề nhạy cảm; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của Chính phủ...
Bộ trưởng TT&TT nhấn mạnh vai trò của báo chí quân đội tại buổi gặp mặt báo chí đầu xuân sáng nay, do Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức.
" alt="Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với báo Quân đội nhân dân"/>Ngày 19/2/2008, UBND tỉnh Nam Định ký quyết định số 408/QĐ-UBND thu hồi 185.628,8m2 đất của Công ty CP đầu tư xây dựng phát triển đô thị SAMMY (Công ty này được tỉnh cho thuê đất từ năm 2004 nhưng không triển khai thi công) tại xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc cho cho Công ty cổ phần Quốc tế Năm Sao (Tập đoàn Năm Sao) xây dựng Trung tâm Thương mại và Du lịch Quốc tế Đồng bằng sông Hồng. Thời điểm công bố dự án, phía chủ đầu tư tự hào cho biết đây là dự án liên hợp được thiết kế với nhiều hạng mục gồm dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà hàng ẩm thực, khu vui chơi giải trí, siêu thị, resort, biệt thự cao cấp, sân tập golf...
![]() |
Phối cảnh dự án Trung tâm Thương mại và Du lịch Quốc tế Đồng bằng sông Hồng |
Sau đó đúng một ngày (ngày 20/2/2008), Tập đoàn Năm Sao tổ chức lễ khởi công dự án “Trung tâm thương mại và du lịch Quốc tế đồng bằng sông Hồng” rầm rộ với những cam kết như đinh đóng cột rằng nơi đây sẽ là điểm nhấn của tỉnh để phát triển du lịch, tạo ra nguồn thu lớn.
Tại buổi lễ khởi công năm 2008, ông Trần Văn Mười – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Năm Sao, chia sẻ: “Trung tâm này sẽ tôn vinh cảnh quan du lịch tâm linh, quần thể di tích văn hóa Trần, tạo điều kiện thu hút du khách tại cửa ngõ phía bắc thành phố dệt thân yêu, góp phần từng bước hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế lớn vùng Nam đồng bằng Sông Hồng”.
![]() |
Ông Trần Văn Mười - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Năm Sao |
Trong khi đó, giấy chứng nhận đầu tư số 39 do ông Trần Minh Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ký ngày 6/2/2008 ghi rõ: Qui mô đầu tư giai đoạn 1 gồm: Khu Trung tâm thương mại, dịch vụ; Khu RESORT; Khu làng nghề thủ công truyền thống và hạ tầng kỹ thuật, các công trình phụ trợ. Tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 1 từ năm 2008 đến 2012.
Tuy nhiên, sau thời điểm khởi công, dự án này lại được “cập nhật” với tiến độ ì ạch. Phía nhà đầu tư chỉ làm những hạng mục đơn giản và ít kinh phí, như san nền, làm hàng rào.
8 năm đã trôi qua, dự án “Trung tâm thương mại và du lịch Quốc tế đồng bằng sông Hồng” của Tập đoàn Năm Sao vẫn chỉ là bãi đất hoang để mặc cỏ dại mọc um tùm.
![]() |
Sau 8 năm, dự án Trung tâm Thương mại và Du lịch Quốc tế Đồng bằng sông Hồng của Tập đoàn Năm Sao vẫn chỉ là bãi đất hoang, cỏ dại mọc um tùm |
Theo quan sát của PV, đến nay vẫn không có dấu hiệu dự án sẽ tiếp tục triển khai. Tại công trường thi công vắng lặng, không bóng công nhân, chỉ có hai người ngồi trong nhà bảo vệ tán gẫu.
![]() |
Còn nhớ, tháng 3/2011 UBND tỉnh Nam Định tiến hành cuộc họp kiểm điểm tiến độ đầu tư xây dựng dự án và kết luận: Tiến độ triển khai dự án rất chậm so với tiến độ ghi trong giấy chứng nhận đầu tư số 39 ngày 6/2/2008. UBND tỉnh yêu cầu Công ty phải có văn bản cam kết trong vòng ba tháng, kể từ ngày 4/3/2011 phải triển khai đồng bộ xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ đã cam kết với UBND tỉnh. Nếu không thực hiện, UBND tỉnh sẽ quyết định thu hồi đất và giấy chứng nhận đầu tư.
![]() |
Dù tỉnh Nam Định đã ra tối hậu thư rõ ràng như vậy, song nhiều năm qua, dự án “Trung tâm thương mại và du lịch Quốc tế đồng bằng sông Hồng” của Tập đoàn Năm Sao vẫn án binh bất động, mà tỉnh Nam Định vẫn chưa ra quyết định thu hồi dự án khiến dư luận phải đặt ra nhiều nghi vấn.
Trong các văn bản gửi cơ quan chức năng tỉnh Nam Định, Tập đoàn Năm Sao phân trần: “…trong quá trình triển khai dự án, Tập đoàn đã gặp không ít khó khăn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, sức mua giảm sút trầm trọng. Tập đoàn Năm Sao đã mời nhiều đối tác có uy tín trong lĩnh vực bán lẻ như BigC, Coop mart, Lotter mart…về khảo sát, các đối tác đều cho rằng vị trí trên không thuận lợi cho việc triển khai trung tâm thương mại, du lịch. Vì vậy, nếu tiếp tục triển khai dự án theo phương án ban đầu thì khả năng thành công không cao…”
Qua đó, Tập đoàn Năm Sao đã có văn bản gửi cơ quan chức năng tỉnh Nam Định xem xét, chấp thuận cho đơn vị này chuyển đổi dự án Trung tâm thương mại du lịch quốc tế đồng bằng sông Hồng thành dự án Cụm công nghiệp Quốc tế Năm Sao.
UBND tỉnh Nam Định cũng đã có văn bản trình Bộ Công thương đề nghị bổ sung quy hoạch Cụm công nghiệp theo đề nghị của Tập đoàn này. Theo UBND tỉnh Nam Định, với tình hình thực tế hiện nay và đề nghị của nhà đầu tư là phù hợp để khai thác có hiệu quả việc sử dụng khu đất trên nhằm đẩy mạng phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời khai thác hiệu quả khu đất đã được GPMB cho sản xuất kinh doanh đúng tình hình thực tế hiện nay.
Hiện này, trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ có dự án “Trung tâm thương mại và du lịch Quốc tế đồng bằng sông Hồng” của Tập đoàn Năm Sao bị đắp chiếu, mà còn rất nhiều dự án khác cũng đang án binh bất động như: Dự án Bệnh viện 700 giường của tỉnh Nam Định; Dự án khu công nghiệp Mỹ Trung với tổng diện tích 150,6ha… gây bức xúc dư luận về sự lãng phí ở tỉnh này.
Theo An ninh tiền tệ
" alt="Dự án 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Vì sao tỉnh Nam Định vẫn chưa thu hồi?"/>Dự án 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Vì sao tỉnh Nam Định vẫn chưa thu hồi?
Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi
Đây là kết quả vượt bậc so với những năm học vừa qua và khá toàn diện ở tất các các môn, đặt dấu mốc quan trọng về thành tích HSG quốc gia trong lịch sử ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình với số lượng và tỷ lệ đạt giải cao nhất từ trước tới nay, xếp thứ 6 toàn quốc.
Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh, có 285 học sinh đoạt giải. Kỳ thi chọn HSG lớp 9 THCS cấp tỉnh có 433 học sinh đoạt giải. Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh có 61 dự án đoạt giải. Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp quốc gia có 1 dự án KHKT đoạt giải triển vọng.
Đoàn tuyển của tỉnh có 8 học sinh đoạt giải Olympic Toán học dành cho học sinh THPT chuyên năm 2024. Có 16/16 học sinh tham gia dự thi đoạt tại giải vòng chung kết Kỳ thi Olympic Tin học miền Trung-Tây Nguyên lần thứ V, năm 2024…
Với những thành tích xuất sắc đó, đã có 165 học sinh và 53 giáo viên tiêu biểu được tuyên dương, khen thưởng thành tích HSG năm học 2023-2024.
Tại lễ tuyên dương, 8 thầy, cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng HSG và học sinh đoạt giải Nhất, Nhì trong Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm học 2023-2024 đã được trao vòng nguyệt quế và bằng khen.
Tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi nhằm mục đích ghi nhận, biểu dương những thành quả mà học sinh đã đạt được, khuyến khích học sinh không ngừng nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để gặt hái nhiều kết quả tốt hơn. Bên cạnh đó, khen thưởng học sinh giỏi còn giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh tích cực, lành mạnh trong giáo dục.
Thời gian qua, nhận thức được vai trò to lớn của công tác khuyến học, khuyến tài và xã hội học tập nên Hội khuyến học tại nhiều huyện trên địa bàn Ninh Bình đã chú trọng thúc đẩy các phong trào thi đua tới từng cơ sở, khu dân cư. Điển hình trong số đó có thể thấy phong trào khuyến học, khuyến tài tại tỉnh đã phát triển rất mạnh mẽ và đem lại hiệu quả lớn trong thời gian qua.
Hoạt động trao học bổng, tặng quà cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, khen thưởng cho học sinh giỏi các cấp đã tạo sức lan tỏa lớn. Nổi bật là Quỹ khuyến học khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh đã tổ chức khen thưởng năm học 2022- 2023 cho 308 học sinh, sinh viên, vận động viên là con em quê hương đạt thành tích xuất sắc với số tiền 1,5 tỷ đồng. Các cấp hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt đề án “học bổng cùng em vượt khó đến trường”, trao tặng hàng tỷ đồng học bổng cho hàng nghìn học sinh, sinh viên.
Điển hình như quỹ Khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh đã khen thưởng 308 học sinh, sinh viên, vận động viên với số tiền 1,5 tỷ đồng; Hội Khuyến học tỉnh đã trao học bổng cho 200 học sinh dịp đầu xuân với số tiền 100 triệu đồng; các cấp Hội và cơ sở đã khen thưởng 153.133 lượt học sinh, sinh viên với số tiền 10,9 tỷ đồng; hỗ trợ 6.580 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tặng 5.124 suất quà...
Thực hiện Đề án "Học bổng cùng em vượt khó đến trường", 2 năm học vừa qua có 32 cơ quan, đơn vị làm đầu mối vận động được 441 lượt cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, 154 lượt cá nhân, nhà hảo tâm, tặng 1.081 suất học bổng với số tiền 6,1 tỷ đồng.
Đến nay, toàn tỉnh có 82% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình học tập; 64% dòng họ học tập; 86% cộng đồng học tập... Trong năm đã vận động thành lập được 9 ban khuyến học, phát triển mới 6.673 hội viên, nâng tổng số hội viên khuyến học toàn tỉnh lên 348.725 hội viên, chiếm 34,50% dân số.
Thời gian tới, Ninh Bình cho biết làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền với nhiều hình thức thiết thực, cụ thể để vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ, đóng góp cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tiếp tục đẩy mạnh phòng thi đua "Mùa xuân khuyến học", "Tháng Tám khuyến học", Đề án "Học bổng cùng em vượt khó đến trường", phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời"...
![]() |
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều |
Ông Lê Ngọc Điệp, Nguyên trưởng Phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM), cho rằng việc SGK Tiếng Việt 1 của bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy riêng chữ ‘P’ là mang tính thực tế.
‘Chữ ‘P’ trong hệ thống phụ âm Tiếng Việt không kết hợp với nguyên âm để tao thành âm tiết mà phải ghép âm ‘H’ để tạo ra phụ âm “PH’. Điều này tương tự như ‘Q’ không bao giờ đứng một mình mà phải là ‘Qu’.
Do vậy, tôi cho rằng dạy học sinh như thế cũng là hợp lý dù không theo thông lệ của bảng chữ cái” – ông Điệp chia sẻ quan điểm.
Ông Điệp cũng cho hay chữ P không phải ngoại lai. “Nó là bảng chữ cái theo mẫu tự la tinh. Thí dụ như bảng chữ cái của Pháp có chữ ‘H’ nhưng trong chữ viết thì là ‘H’ câm”.
Còn trường hợp phiên âm các tên dân tộc, theo ông Điệp, lại thuộc lĩnh vực khác trong liên quan đến ngữ âm Tiếng Việt. Đó là phiên âm không theo thông lệ mà theo thực tế.
![]() |
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Chân trời sáng tạo |
Trong khi đó, cô Lê Thị Nếp - giáo viên Trường TH&THCS Bắc Sơn (Thái Bình) lại nhìn nhận việc không dạy chữ ‘P’ thành một bài độc lập giống như các chữ cái khác là một thiếu sót, bởi trong bảng chữ cái có sự hiện diện của chữ ‘P’.
“Mặc dù trong thực tế cuộc sống có rất ít từ Tiếng Việt có thể kết hợp được với chữ ‘P’ đi rời, nhưng không thể nói là không có, ví dụ như pin, quả pao, Pác Bó.
Càng không thể nói những từ có chữ ‘P’ đứng trước các nguyên âm là từ ngoại lại, bởi không ít địa danh, tên người ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam có cấu trúc tương tự như thế. Cho nên, không thể coi những từ như “Pa Ủ, Nậm Pồ,…” là tiếng nước ngoài được” – cô Nếp bày tỏ.
![]() |
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống |
Theo cô Nếp, cũng tương tự như trường hợp của ‘P’ là chữ ‘Q’, dù không ghép được với âm nào để tạo thành tiếng, ngoại trừ đi cùng ‘U’ để tạo thành vần ‘QU’ nhưng không thể nói vì “không gặp”, “không cần thiết” mà không dạy cho học sinh.
“Học sinh lớp 1 giống như một tờ giấy trắng. Nếu giáo viên không dạy, các em cũng sẽ không biết. Gặp những văn bản hoặc sách báo có ‘P’ hay ‘Q’ các em cũng sẽ không đọc được. Do đó, giáo viên vẫn phải dạy để học sinh nắm được.
Thực tế, trong các bài giảng của mình, tôi vẫn thường phải dạy các em rất kỹ chữ ‘P’, ‘Q’ trước khi phát triển thành ‘PH’, ‘QH’. Trong một số sách giáo khoa hiện nay vẫn phân tách ‘P’ – ‘PH’, ‘Q’ – ‘QU’ thành các bài độc lập”.
Một giáo viên lớp 1 ở Hà Nội cho biết trong bộ SGK chị đang dạy dù chữ ‘P’ không đứng riêng một bài nhưng vẫn có mặt và vẫn được giáo viên dạy cho học sinh.
“Không có chữ đấy sao ra chữ ‘PH” – ‘phở’ được. Nói chung trong SGK vẫn đủ 29 chữ cái. Chữ ‘P’ ghép với ‘H’ ra ‘PH’, và học sinh vẫn đọc được “tiếng còi xe pip píp”.
Có thể tác giả SGK cho rằng chữ ‘P’ ít đứng riêng nên không dạy bài riêng, nhưng cái gì cũng liên quan đến nhau. Học sinh phải gọi được tên chữ đó ra. Cũng như âm ‘Q’ cũng thế, hay ‘Ă-Â’ cũng dạy kèm, nhưng không phải không dạy” – giáo viên này khẳng định.
![]() |
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Cùng học để phát triển năng lực |
So sánh với SGK cũ và các bộ sách giáo khoa khác, một giáo viên ở TP.HCM nhận xét một bài vẫn bao gồm hai âm tách biệt “P – PH”, “Q – QH” hoặc “T – TH”.
Giáo viên này chỉ ra trong bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, chữ ‘P’ không được nêu tách biệt trong mục lục hoặc trong tiêu đề, nhưng nhóm biên soạn cũng đã đan cài vào trong các bài học.
“Ví dụ, ở tuần đầu tiên, học sinh được làm quen với bảng chữ cái trong đó có chữ ‘P’. Đến bài ‘PH’ ở tuần 6, học sinh lại được giới thiệu về ‘P’ và cách viết; sau đó ‘P’ cũng được nhắc tới trong bài học về các vần, ví dụ bài “in” có từ “đèn pin”.
“Tôi nghĩ rằng, để không gây tranh cãi, nhóm biên soạn có thể giới thiệu chữ ‘P’ một cách độc lập và bình thường ngang bằng với các chữ cái khác thay vì giới thiệu lướt, không được nhấn mạnh” – nhà giáo này đề xuất.
Trong những bộ SGK Tiếng Việt 1 theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, có 2 bộ sách do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên. Tuy nhiên, cách dạy chữ P trong 2 bộ sách này khác nhau. Ông Hùng phân tích: Trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết; trong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết. "Trước hết, xin nói về việc dạy âm P cuối âm tiết (hiện tượng phổ biến). Qua loạt bài dạy vần ở tập một như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),… và những từ như đã nêu ở trên (cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,…) thì có thể thấy rõ, SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, có dạy âm P cuối và dạy nhiều. Còn về việc dạy âm đầu P (pờ), tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu: Học xong lớp 1, HS có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì… Tuy nhiên, các bộ sách có thể có những cách khác nhau. Cách thứ nhất:Dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P. Cách thứ hai:Dạy âm P riêng và đưa những “từ ứng dụng” như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để HS tập đọc và phát triển vốn từ". Theo ông Hùng, nhóm tác giả SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chọn cách thứ nhất, còn nhóm tác giả bộ Chân trời sáng tạo chọn cách thứ hai. |
Phương Chi - Thúy Nga - Lê Huyền
Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?
" alt="Không dạy riêng chữ ‘P’: Thiếu sót hay thực tế?"/>Khu dân cư ngập giữa trời... nắng!
An Dương Vương là con đường giáp ranh giữa P.16, Q.8 và P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP.HCM. Con đường này luôn trong tình trạng ngập úng nặng. Dù trời không mưa thì đường vẫn ngập quanh năm suốt tháng. Khi trời mưa thì tình trạng ngập úng càng thêm tồi tệ.
Mặt đường xuất hiện nhiều vũng nước sâu, nối tiếp nhau tạo thành một dòng “sông”. Điều đáng nói nhiều đoạn nước ngập sâu gần nửa mét mặt dù trời đang nắng, các phương tiện qua đây đều phải lội nước. Nhiều đoạn còn xuất hiện các hố sâu gây nguy hiểm cho phương tiện khi lưu thông trên đường này.
![]() |
Anh Trần Văn Liêm, nhà số 107, đường An Dương Vương ngán ngẩm: “Con đường này ngập quanh năm suốt tháng. Trời nắng trời mưa gì cũng ngập hết, mọi sinh hoạt của người dân ở đây đều bị xáo trộn. Chúng tôi chỉ mong con đường này nhanh chóng được sửa chữa”.
Nhiều người dân sinh sống ở đường An Dương Vương cho biết, con đường này đã ngập gần chục năm qua. Nguyên nhân là do chưa có hệ thống thoát nước, mặt đường thấp hơn so với nền nhà dân. Nước ngập thường xuyên cũng là nguyên nhân làm đường mau hư hỏng, xuất hiện nhiều hố sâu gây nguy hiểm cho người đi đường.
![]() |
Nước ngập suốt đoạn đường dài dù trời đang nắng. |
Ở những nơi nước không ngập, con đường lại xuất hiện những ổ gà, ổ voi. Việc lưu thông của người dân qua đây rất khó khăn.
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, vào tháng 10 – 2014 đã phê duyệt dự án đầu tư công trình xây dựng hệ thống thoát nước trên đường An Dương Vương, đoạn từ cầu Mỹ Thuận đến bến Phú Định. Đến tháng 8 – 2015 cũng đã phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình.
Ngày 31 – 8, Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP.HCM có văn bản thống nhất phương án thực hiện cao độ, hiện hữu của đường từ +1,2 – 1,5m nên dự án phải nâng từ 0,4 – 0,8m để đảm bảo cao độ +2,0.
Theo hồ sơ thiết kế, hệ thống thoát nước trên đường An Dương Vương sẽ được đổ vào Rạch Nhảy – Ruột Ngựa. Đồng thời, Trung tâm sẽ gửi phương án về độ cao cho quận 8 và Bình Tân để đảm bảo sự đồng thuận từ người dân. Tại nơi thi công, Trung tâm đã có vạch sơn màu xanh điều chỉnh cao độ hoàn thiện vỉa hè, vạch sơn màu đỏ thực hiện theo hồ sơ thiết kế.
Hiện tại, các đơn vị thi công đã làm gần xong gói thầu số 1 từ đường số 4 tới Rạch Nhảy – Ruột Ngựa, bọc ra hướng cầu Mỹ Thuận và đang chờ ngành cấp nước, điện lực di dời để tiếp tục thi công phần còn lại. Riêng đoạn đường Võ Văn Kiệt đến bến Phú Định có liên quan đến gói thầu cấp nước ống có D400 – 800mm nên đang chờ cấp nước.
Điều đáng nói, trong khi chờ thi công thì hàng ngàn hộ dân ở dọc tuyến đường An Dương Vương, khu dân cư Lê Thành, chung cư Trương Đình Hội… vẫn phải lội nước hằng ngày. Hàng loạt dự án bất động sản khác như The Avila, Trương Đình Hội 2, Heaven Riverview… lại thấp thỏm chờ làm đường.
![]() |
Nếu trời mưa, nước sẽ ngập tới yên xe gắn máy. Khu dân cư ngập giữa trời... nắng! Tình trạng này đã kéo dài gần chục năm qua. Người dân đã lỡ mua nhà ở đây phải chấp nhận lội nước hang ngày. |
Phải lội nước hàng ngày, gửi nhiều kiến nghị đi khắp nơi nhưng người dân nơi đây không biết đến khi nào mới thoát khỏi cảnh ngập giữa trời nắng.
Theo Pháp luật TP
" alt="Khu dân cư ngập giữa trời... nắng!"/>